Tìm kiếm tour
Tìm kiếm khách sạn
Nơi xuất phát
Nơi đến
Mức giá
Du lịch Đền Trần
Posted date: 09/02/2020
Lượt xem: 1003
Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định).

Du lịch Đền Trần Nam Định

Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định).

        Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.

Du lịch đền Trần  Nam Định vào thời gian nào?

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.

Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng. Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn. "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay. Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương." "Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc.

 

Đền Thiên Trường

Đền này được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, quan võ...

Đền Cố Trạch

Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo (đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa). Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái.

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa mới được Chính phủ và tỉnh Nam Định xây dựng mới từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa-nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có nhiều pho tượng bằng đồng của các hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.

Lễ hội

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều du khách đến hành lễ tại Đền Trần vào dịp đầu xuân để xin, hoặc mua ấn, với mong ước sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.


Previous     Header
Hỗ trợ trực tuyến
Điều Hành
Kinh Doanh
  • Vietjet miễn phí bảo hiểm Sky Care cho khách bay quốc tế
    Vietjet miễn phí bảo hiểm Sky Care cho khách bay q...
    Với gói bảo hiểm Sky Care miễn phí, hành khách của Vietjet được bảo hiểm toàn diện trên tất cả hành trình bay quốc tế, tổng giá trị quyền lợi lên đến 100 triệu đồng.
    Du lịch Hạ long
    Du lịch Hạ long
    Vịnh Hạ long là một điểm du lịch nổi tiếng miền Bắc Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Hạ long để quý khách tham khảo
    Du lịch Lạng Sơn
    Du lịch Lạng Sơn
    Không chỉ nổi tiếng bởi những khu chợ, thiên đường mua sắm gần cửa khẩu, Lạng Sơn còn thu hút khách du lịch bởi những di tích lịch sử, những câu truyện trong truyền thuyết và thiên nhiên tuyệt mỹ….Xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn giá rẻ, tự túc đi, ăn, ở và tham quan, để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi như mong đợi.
    Du lịch Hồ Tiên Sa
    Du lịch Hồ Tiên Sa
    Chỉ cần một khoản tiền nho nhỏ và sau chưa đầy một giờ đồng hồ từ Hà Nội theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc là bạn đã được về với Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, nằm dưới chân núi Tản, thuộc xã Tản Lĩnh của huyện Ba Vì. Tới đây, các bạn như thấy mình lạc vào chốn hoàng cung. Bởi các công trình nơi đây được thiết kế xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ Trung Quốc với cái tên thật là hấp dẫn như: cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Uyên Ương, Lầu Liên Hoa, Thác Nhị Long, khách sạn Viên Sơn…
  • Cẩm nang du lịch Tây Bắc
    Cẩm nang du lịch Tây Bắc
    Núi ngàn miền Bắc mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đầy bí ẩn và quyến rũ. Đối với những ai yêu thích cảnh đẹp mê hồn của núi rừng, yêu chụp ảnh, thì “mùa vàng Tây Bắc” - được xem là mùa đẹp nhất trong năm với những làn sóng lúa vàng chất chồng nhau lên đến đỉnh trời đã từng giờ từng khắc rung động bao trái tim lữ khách chắc hẳn sẽ đem đến cho du khách nhiều cảm xúc thú vị.
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour