Tìm kiếm tour
Tìm kiếm khách sạn


Nơi xuất phát
Nơi đến
Mức giá
Du lịch Chùa Hương 2020
Posted date: 09/02/2020
Lượt xem: 1342
Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc sinh viên có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội. Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.

CẨM NANG, KINH NGHIỆM DU LỊCH CHÙA HƯƠNG

Du lịch Chùa Hương 2020

 

1. Đường đi đến chùa Hương

Bạn có thể chọn đi ô tô, xe máy hoặc sinh viên có thể đi xe buýt. Có 2 con đường có thể đi từ Hà Nội.
Thứ nhất, theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, rẽ trái ở ngã ba Ba La đi Vân Đình. Sau đó đi tiếp khoảng 40km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi đường đi chùa Hương.
 

Hai là theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Rẽ, rẽ phải ở nút giao  .Đồng Văn vào quốc lộ 38, chạy tiếp tầm 15km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương. Tuy nhiên, đường này chỉ dành cho ô tô, nếu bạn đi xe mấy thì nên chọn cách thứ nhất hoặc đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.
 

Lưu ý với những bạn đi phượt xe máy: Đoạn đường từ Bình Đà đến Kim Bài thường có những anh Pikachu đứng ở đoạn cánh đồng và bắt những lỗi rất nhỏ nên hãy mang giấy tờ cũng như gương xe đầy đủ để tránh bị mất tiền oan làm hỏng chuyến đi thú vị của bạn.
Với các bạn đi xe bus, chuyến xe 211 với lịch trình Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa) sẽ đưa bạn đến chùa Hương. Để bắt tuyến bus này, bạn có thể xuất phát từ bến Mỹ Đình hoặc đi các tuyến 01, 02 ra điểm bus ở đường Trần Phú để bắt xe 211. Hãy hỏi các bác phụ xe bus để xuống đúng điểm nhé.

 

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giẽ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

 

Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ. Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

 

Nhiều bạn sinh viên hay chọn cách đi Chùa Hương bằng xe buýt. Điểm đón xe buýt đi Chùa Hương là ở bãi xe Hà Đông cũ, trên đường Trần Phú. Đi đến bãi xe này bằng tuyến xe bus số 1 hoặc 2 đi Hà Đông, khi lên xe bạn nhớ hỏi lái xe cho dừng ở bến xe Hà Đông cũ, bắt xe buýt đi Chùa Hương.

 

Số xe bus là 211, lịch trình chạy: Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu ( Thị trấn Đại Nghĩa). Như vậy là bạn có thể bắt xe từ đầu tuyến tại Bến Xe Mỹ Đình, hoặc đi xe bus số 1 hoặc 2 qua Nguyễn Trãi dừng ở bến xe Hà Đông cũ để bắt xe số 211 này.

Ngoài ra còn có xe 78 đi Tế Tiêu từ bến xe Mỹ Đình (đi đường Nam Thăng Long qua Nguyễn Trãi tới Ba La rồi đi Tế Tiêu). Xe 75 đi từ bến xe Yên Nghĩa (bạn có thể bắt xe bus số 01 và 02 để tới bến xe Yên Nghĩa).

 

 

 

2. Nên đi du lịch Chùa Hương vào thời gian nào

Bạn có thể đi chùa Hương quanh năm. Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đỉnh cao là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội.
 

Nhưng nếu mục đích là vãn cảnh thì nên tránh thời gian cao điểm của lễ hội, thời điểm này chùa Hương sẽ rất đông đúc du khách thập phương hành hương lễ Phật, khó tránh khỏi tình trạng chen lấn, dịch vụ chặt chém. Vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là thời điểm khá lý tưởng để ghé chân chùa Hương mùa không hội khi hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến cùng những cánh đồng lau bất tận sẽ là không gian thơ mộng và thích hợp cho bạn vãn cảnh và chụp hình.

 

Hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu từ mùng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai Âm lịch. Du khách đến chùa Hương dịp này sẽ có dịp được chứng kiến và tham dự vào không khí sinh hoạt văn hóa của lễ hội. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian rất đông du khách thập phương trong và ngoài nước, dịch vụ bị chặt chém.

 

du lịch chùa Hương

du lịch chùa Hương mùa hoa súng

 

3. Đi du lịch chùa Hương mất bao lâu

Để đi được hết các đền chùa ở đây, bạn phải mất tới 2 ngày mới có thể khám phá hết. Nếu đi trong ngày bạn nên thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất. Bạn có thể leo núi hoặc với hệ thống cáp treo hiện đại sẽ giúp bạn di chuyển nhanh chóng hơn.

 

4. Các điểm tham quan ở Chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, có 4 tuyến hành hương :
 

Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài.
Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm.
Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn.

 

Nếu đi trong ngày bạn nên thăm Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích. Đây là 2 điểm nổi bật ở Chùa Hương. Bạn có thể chọn đi bộ hoặc đi cáp treo lên đỉnh Hương Tích. Hương Tích là một động nằm trong lòng Núi. Bên trong có bầy biện các tượng Phật, thiết kế và trang trí như trong Chùa. Thông tin chi tiết về Chùa Hương tại wikipedia

 

Các tuyến thăm quan thắng cảnh Hương Sơn

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng. (tuyến chính)

  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài

  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm

  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Với tuyến 1 thì bạn có thể đi trong ngày từ Hà Nội, nếu đi 2 ngày thì ngày 2 đi thêm tuyến Tuyết Sơn hoặc Long Vân.

 

5. Giá vé thắng cảnh Chùa Hương

Giá vé tham quan thông thường là 50k/ người với vé thắng cảnh và 40k/ người vé đi đò. Giá cáp treo từ chùa Thiên Trù lên tới động Hương Tích 140k/ người 2 chiều và 90k/ người cho 1 chiều.

 

Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò để tránh choáng váng với giá trên trời

Mình hay dẫn khách nước ngoài đi Chùa Hương, giá thông thường là 40.000/người cho vé đò và 50.000/người vé thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông có thể thuê thuyền to khoảng 15 – 20 người ngồi. Ngoài ra có cả dịch vụ xuồng máy nữa đấy. Giá cáp treo là 140.000 cho 2 chiều và 90.000 cho 1 chiều.

 

6. Kinh nghiệm khi đi đò

Có rất nhiều cò đò bám theo mời chào bắt khách ở khu vựa chùa thậm chí cách xa chùa 20km, bạn không nên đi theo cò đò vì giá vé sẽ bị chặt chém rất cao, hãy mua vé ở cổng hội, hoặc trực tiếp vào khu vực Suối Yến liên hệ với các nhà đò quanh bến.
 

Vào dịp lễ hội đông đúc, các nhà đò thường nhồi nhét thêm khách lên đò, để tránh bị tăng tiền, cũng như nhét thêm người, bạn nên thỏa thuận rõ ràng số tiền cũng như số lượng khách tối đa ngồi đò. Giá đò 2 lượt đi – về là 45k /người. Tuy nhiên, hành khách đi đò bắt buộc phải bồi dưỡng thêm cho nhà đò từ 50 -70k/ người. Đặc biệt, bạn phải chú ý an toàn khi ngồi đò.

 

7. Ăn uống tại Chùa Hương

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất. Nhà hàng Mai Lâm ở chân núi đường lên Thiên Trù có chất lượng dịch vụ khá tốt và hợp lý span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, bạn có thể dừng chân tại nhà hàng này để trải nghiệm.

 

Ăn uống ở Chùa Hương vào mùa lễ hội sẽ rất đắt. Dọc hai bên đường lối lên Hương Tích có rất nhiều nhà hàng và quán bán đồ lưu niệm. Có đầy đủ dịch vụ Ăn Ngủ Nghỉ cho Phật Tử dọc hai bên đường lên núi. Vào mùa vắng khách, mình hay dẫn khách ăn tại nhà hàng Mai Lâm, nhà hàng này có chất lượng ăn uống tốt nhất ở Chùa Hương (theo mình đánh giá). Nhà hàng có bãi đỗ xe ở Suối Yến, vị trí nhà hàng ở ngay chân núi đường lên Thiên Trù. Bạn nào cần đặt ăn hoặc lấy số điện thoại cứ liên hệ mình ở comments phía dưới.

 

Động Hương Tích

Động Hương Tích tấp nập khách tham quan vào mùa lễ hội

 

8. Chuẩn bị đồ lễ khi đi chùa Hương

Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ: vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ.. là không thể thiếu nên bạn hãy chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">.

 

Mặc dù có rất nhiều điểm bán tại chùa Hương nhưng do đặc thù sông nước, việc vận chuyển hàng hóa khó khăn nên giá thì cao hơn rất nhiều span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">. Đồ cúng lễ mang theo có thể được dùng làm đồ ăn ngay, vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm.

 

9. Những lưu ý khi mua sắm

Có rất nhiều đồ lưu niệm và đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho bạn bè khi đi chùa Hương như: vòng tay, vòng cổ, gương lược, chè củ mài, mơ quả,rau sắng …những không phải mặt hàng nào được bày bán cũng là chính hãng, khi mua hãy hỏi giá cả cụ thể, kiểm tra đúng tên sản phẩm, số lượng, chất lượng đặc biệt trong mùa lễ hội, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;"> bạn hãy hết sức chú ý khi quyết định mua hàng.

 

Dọc đường lên động Hương Tích cũng có rất nhiều hàng bán thuốc nam với giá 50k/ gói, uống 3 gói chữa bách bệnh, tuy nhiên các bài thuốc này thường không rõ nguồn gốc vậy nên hãy cẩn trọng với thuốc nam chữa bách bệnh này  /span>.

 

10. Kinh nghiệm khác khi du lịch chùa Hương

- Đến du lịch chùa Hương, bạn sẽ sử dụng rất nhiều đồ ăn thức uống, hãy vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường khu du lịch sạch sẽ.
- Vào mùa lễ hội thường rất đông đúc nên bạn hãy bảo quản hàng lý tư trang cẩn thận, tránh bị kẻ gian thừa dịp cao điểm móc túi, đánh cắp đồ của bạn 
span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">.

- Nên đi theo nhóm để tiết kiệm tiền đò, tiền vé
- Trang phục đứng đắn, lịch sự, không nên có những cử chỉ khiếm nhã cười đùa to tiếng gây mất trật tự trong chùa.
- Vì sẽ di chuyển nhiều nên bạn hãy chuẩn bị những đôi giày thể thao thay vì giầy cao gót để bảo vệ đôi chân của mình,
- Đặc biệt hãy cảnh giác với những trò đỏ đen bịp bợm mà mất tiền oan tại đây: “Tôi nhanh tay hay bạn nhanh mắt – đoán chẵn lẻ”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Tôm – Cua – Cá”… trên thực tế, người “cầm cái” đã móc nối với những cò mồi xung quanh 
span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;">, span style="color: rgb(0, 0, 0); font-size: 14px;"> để đặt tiền to và trúng lớn để lôi kéo du khách.


Previous     Header
Hỗ trợ trực tuyến
Điều Hành
Kinh Doanh
  • Vietjet miễn phí bảo hiểm Sky Care cho khách bay quốc tế
    Vietjet miễn phí bảo hiểm Sky Care cho khách bay q...
    Với gói bảo hiểm Sky Care miễn phí, hành khách của Vietjet được bảo hiểm toàn diện trên tất cả hành trình bay quốc tế, tổng giá trị quyền lợi lên đến 100 triệu đồng.
    Du lịch Hạ long
    Du lịch Hạ long
    Vịnh Hạ long là một điểm du lịch nổi tiếng miền Bắc Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Chúng tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm du lịch Hạ long để quý khách tham khảo
    Du lịch Lạng Sơn
    Du lịch Lạng Sơn
    Không chỉ nổi tiếng bởi những khu chợ, thiên đường mua sắm gần cửa khẩu, Lạng Sơn còn thu hút khách du lịch bởi những di tích lịch sử, những câu truyện trong truyền thuyết và thiên nhiên tuyệt mỹ….Xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn giá rẻ, tự túc đi, ăn, ở và tham quan, để các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi như mong đợi.
    Du lịch Hồ Tiên Sa
    Du lịch Hồ Tiên Sa
    Chỉ cần một khoản tiền nho nhỏ và sau chưa đầy một giờ đồng hồ từ Hà Nội theo đường cao tốc Láng - Hoà Lạc là bạn đã được về với Khu du lịch sinh thái Hồ Tiên Sa, nằm dưới chân núi Tản, thuộc xã Tản Lĩnh của huyện Ba Vì. Tới đây, các bạn như thấy mình lạc vào chốn hoàng cung. Bởi các công trình nơi đây được thiết kế xây dựng theo kiểu kiến trúc cổ Trung Quốc với cái tên thật là hấp dẫn như: cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Uyên Ương, Lầu Liên Hoa, Thác Nhị Long, khách sạn Viên Sơn…
  • Cẩm nang du lịch Tây Bắc
    Cẩm nang du lịch Tây Bắc
    Núi ngàn miền Bắc mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng, đầy bí ẩn và quyến rũ. Đối với những ai yêu thích cảnh đẹp mê hồn của núi rừng, yêu chụp ảnh, thì “mùa vàng Tây Bắc” - được xem là mùa đẹp nhất trong năm với những làn sóng lúa vàng chất chồng nhau lên đến đỉnh trời đã từng giờ từng khắc rung động bao trái tim lữ khách chắc hẳn sẽ đem đến cho du khách nhiều cảm xúc thú vị.
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour