Tìm kiếm tour
Tìm kiếm khách sạn
Nơi xuất phát
Nơi đến
Mức giá
Du lịch Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày

Du lịch Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày

Đặt Tour
Giá:
  520.000 420.000 VNĐ
Ngày khởi hành
: Theo yêu cầu
Thời gian
: Hà Nội
Lịch trình
: 1 ngày
Phương tiện
: Ô tô
Mã Tour
: HN1/05
Lịch trình
Bảng giá - Đặt Tour
Tổng quan
Hinh ảnh
Đặt Tour theo yêu cầu

DU LỊCH THAM QUAN ĐỀN TRẦN 1 NGÀY
 

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN LỄ HỘI DÀNH CHO KHÁCH ĐOÀN

Thời gian : 01 ngày

Phương tiện : Đi về bằng xe ô tô


Buổi sáng : Hà Nội – Đền Trần – Chùa Keo                                                        
06h00: Ô tô và HDV của đón quý khách tại điểm hẹn khởi  hành đi Thái Bình.
Đến đền Trần, quý khách dân hương và nghe giới thiệu lịch sử xây dựng ngôi đền, chiến công 3 lần đánh thắng quân Nguyên – Mông của các vua quan thời Trần.
Sau khi thăm quan đền Trần, Quý khách lên xe sang khu di tích chùa Keo, thuộc huyện Vũ Thư – Thái Bình.
10h00: Đến chùa Keo, quý khách đến với ngôi chùa cổ đẹp nổi tiếng Việt Nam, được xây dựng 1067 do Không Lộ thiền sư đời Lý dựng. Đây là ngôi chùa đẹp về kiến trúc cũng như có giá trị lịch sử to lớn. Cùng lễ Phật cầu mong 1 năm bình an.
Buổi chiều : Đền Đồng Bằng  - Hà Nội
13h30: Quý khách lên xe sang đền Đồng Bằng – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
Tới đền Đồng Bằng, Quý khách vào thăm nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Đây là quần thể di tích lớn với nhiều đền nhỏ thờ quan lớn đệ nhất, đệ nhị, đệ tam. Quý khách cùng cầu tài lộc và 1 năm thuận hòa.
16h30: Quý khách lên xe trở về Hà Nội. Xe về đến điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình. Hướng dẫn chia tay và tạm biệt quý khách



Ghi chú: Đây là chương trình cơ bản nhất, đầy đủ nhất trong tour du lịch tham quan Đền Trần 1 ngày. Tùy thời điểm, điều kiện, chương trình và lịch trình có thể thay đổi một chút để phù hợp.


  

UMC - ĐI LÀ MÊ !
GIÁ TRỌN GÓI: 420.000VND/01 KHÁCH 
( Áp dụng cho đoàn 20 khách trở lên)

 

GIÁ TRỌN GÓI CHO 01 KHÁCH: VNĐ


Tiêu chuẩn 10 khách trở lên 20 khách trở lên 30 khách trở lên 40 khách trở lên Điều kiện áp dụng
Trọn gói 550.000 480.000 440.000 390.000 Thanh toán 100% ngay sau khi đặt tour
590.000 550.000 510.000 470.000 Đặt cọc 80% sau khi đặt tour, số còn lại thanh toán sau khi kết thúc lịch trình
620.000 580.000 550.000 499.000 Đặt cọc 70% sau khi đặt tour, số còn lại thanh toán sau khi kết thúc lịch trình 01 tuần



Bao gồm:
•           Xe ô tô điều hoà đưa đón theo Chương trình thăm quan;
•           Ăn trưa theo chương trình. Mức ăn 120.000 đồng/suất;
•           Vé thắng cảnh tại điểm thăm quan trong hành trình;
•           Hướng dẫn viên suốt tuyến, HDV tại điểm.
•           Nước uống, khăn lạnh trên phương tiện vận chuyển: 01 chai + 01 khăn lạnh/ ngày;
•           Kỷ niệm mũ du lịch  trong hành trình thăm quan;
•           Bảo hiểm du lịch (Mức bồi thường tối đa: 10.000.000 đồng/vụ)

Không bao gồm:
Đồ uống, các chi tiêu cá nhân ngoài chương trình
Thuế giá trị gia tăng 10% (VAT)
Thành viên trẻ em:
•           Dưới 2 tuổi đến dưới 5 tuổi: Miễn phí (không sử dụng dịch vụ ăn nghỉ);
•           Từ 5 đến dưới 10 tuổi: Tính 50% giá người lớn (ngủ ghép với bố mẹ suất ăn riêng);
•           Từ 10 tuổi trở lên: Tính 100% giá người lớn.
 
Booking form*Trường bắt buộc
Tên của bạn*
Email*
Số điện thoại
Quốc tịch*
Thông tin hành chính
Loại tour
Dành riêng cho nhóm khách Tour ghép đoàn
Số người*
Có trẻ em trong đoàn không?
Ngày dự kiến khởi hành*
Loại phòng*
Đơn 
  
 Đôi 
  
 Ba 
Yêu cầu đặc biệt
Các thông tin khác
Phương thức thanh toán
Loại du lịch
Bạn biết chúng tôi qua
Mã chống thư rác
 
Nhập mã chính xác vào*
Đặt tour
Sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội bắt đầu, nhu cầu đi lễ, cầu may, cầu tài, cầu lộc rất cao. Xin hân hạnh giới thiệu chương trình du lịch Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày một chương trình du lịch lễ hội tâm linh đặc sắc ngày đầu năm mới.


Xin hân hạnh giới thiệu chi tiết về du lịch Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày như sau:


Đặc điểm dịch vụ của Tour Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày:

1. Địa điểm đón: Xe ô tô và hướng dẫn viên sẽ đến đón đoàn tại địa điểm do khách lựa chọn nên rất chủ động.

2. Số lượng khách : thông thường xe đón khách đi tour du lịch Đền Trần - Chùa Keo - Đền Đồng Bằng 1 ngày là xe 16 chỗ hoặc xe 24 chỗ, 45 chỗ phụ thuộc vào số lượng khách đặt.
  
3. Thời gian đón: Hết sực linh hoạt, phụ thuộc vào thời gian thuận tiện của khách, nhưng nếu khách đi sớm hơn sẽ chủ động được thời gian chơi nhiều hơn.

Giới thiệu :

Đền Trần:


Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định).

        Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu..

Đền Thiên Trường
Đền này được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, quan võ...
Đền Cố Trạch
Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo (đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa). Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái.
Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa mới được Chính phủ và tỉnh Nam Định xây dựng mới từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa-nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có nhiều pho tượng bằng đồng của các hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
Lễ hội
Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều du khách đến hành lễ tại Đền Trần vào dịp đầu xuân để xin, hoặc mua ấn, với mong ước sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách thập phương về với cội nguồn, năm nay Lễ khai ấn Đền Trần được tổ chức ở hai nơi: Đền Trần Nam Định và Đền Trần huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, cùng thời điểm vào giờ Tý ngày 15 tháng Giêng, năm Tân Mão ở Đền Trần, thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam cũng diễn ra lễ hội phát lương (gồm thóc, ngô, đỗ...) mong một năm bình an, no đủ cho đất nước, cho mọi nhà.
Chỉ còn chưa đầy 20 giờ nữa là Lễ Khai ấn, Lễ Phát lương của Đền Trần sẽ diễn ra hy vọng lễ hội Đền Trần nói riêng và các lễ hội khác trên cả nước nói chung được tổ chức thành công thực sự có văn hóa, xứng đáng với sự suy tôn, thờ kính của thế hệ hậu duệ với các bậc thánh nhân, tiền bối. Về lễ hội với tấm lòng thành kính và học tập truyền thống văn hoá, lịch sử, tu thân tích đức, không sa vào việc "buôn thần, bán thánh", đốt vàng mã, thắp hương nhiều, không xả rác bừa bãi, không tụ tập tạo thành những điểm tệ nạn, gây rối trật tự an ninh, xã hội tạo nên nét đẹp trong văn hóa lễ hội.

Chùa Keo:
Chùa Keo (Thần Quang tự) hiện nằm trên địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Ngày 28-4-1962, Chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá Quốc gia. Đến tháng 9-2012, một vinh dự nữa lại đến với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Bình: Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định xếp hạng Chùa Keo là di tích quốc gia đặc biệt, cùng với 10 di tích khác của cả nước.

Lịch sử chùa Keo
Theo các nghiên cứu từ Ban Quản lý di tích tỉnh, chùa Keo hiện tồn được xây dựng cách đây tròn 380 năm (1632). Song nguồn gốc xa xưa là từ một ngôi chùa tên Nghiêm Quang tự, được xây dựng trên đất làng Keo vào năm Tân Sửu, niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ 3 (1061) đời Lý Thánh Tông. Tháng 3 năm Đinh Hợi niên hiệu Chính Long Bảo Ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang được đổi là chùa Thần Quang”.
“Đến năm Tân Hợi (1611), gặp lúc tang thương, nước sông lũ lụt dâng đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Từ đấy dân ấp Keo cũ phải dời đi 2 nơi, một chuyển về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng (thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nay), một chuyển sang tả ngạn sông Hồng về phía Đông Bắc (được gọi là Dũng Nhuệ sau đổi là Dũng Mỹ, Hùng Mỹ, Dũng Nghĩa – bây giờ thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).
Sau sự kiện lũ lụt năm 1611 và sự kiện chuyển cư, làng Keo được chia làm hai làng, và sau đó cả hai làng đều xây dựng lại chùa và đều gọi theo tên Nôm là “Chùa Keo” - một là Chùa Keo Nam Định, một là Chùa Keo Thái Bình. Ngoài tên gọi theo địa danh “Thái Bình”, “Nam Định”, dân gian còn gọi Chùa Keo Thái  Bình là Keo trên, Chùa Keo Nam Định là Keo dưới. Cách gọi này là gọi theo dòng chảy thượng - hạ của sông Hồng, phía thượng nguồn là “Keo Thái Bình”, phía hạ nguồn là “Keo Nam Định”.
Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632, có tên chữ là Thần Quang Tự, và hiện tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay. Cụ thể, căn cứ vào văn bia chùa Keo Thái Bình thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê - Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả vật liệu khác đều do nhân dân tự đóng góp. Chính vì vậy, Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7-1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Công trình xây dựng trong vòng 28 tháng thì hoàn thành, Chùa Keo đã được khánh thành tháng 11-1632.
Tổng thể kiến trúc

Chùa Keo Thái Bình là một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê, hiện còn tồn khá nguyên vẹn so với kiến trúc ban đầu. Với quy mô kiến trúc cổ rộng lớn bậc nhất trong các kiến trúc chùa chiền ở Việt Nam, chùa Keo cũng có nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, riêng có. Theo văn bia và địa bạ chùa Keo thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu (100.800m2), bề ngang dài gần 500 mét, chiều sâu khoảng 200 mét. Theo bản đồ địa chính xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư thì khu di tích chùa Keo hiện nay có diện tích 40.907,9m2, đường giao thông nội tự (đường rước kiệu) có diện tích 654 m2. Tổng diện tích 41.561,9m2.
Chùa Keo quay mặt hướng chính nam. Mặt bằng các công trình Chùa Keo được xây dựng cân đối theo lối kiến trúc đặc trưng “nội nhị công, ngoại nhất quốc”. Nếu tính Tam quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác chuông phía sau chùa là điểm cuối, thì hai điểm này nằm trên một đường thẳng theo hướng Bắc - Nam, gọi là đường thần đạo.
Được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ (gỗ lim), chùa Keo còn được xem là công trình nghệ thuật lớn nhất với hơn một trăm gian lớn nhỏ khác nhau. Nói về số gian và số công trình, có nhiều nghiên cứu đưa ra những số liệu khác nhau. Song theo ông Đoàn Ngọc Hân - Trưởng ban Quản lý di tích, Sở VHTT và DL: thực tế từ năm 1985 đến 1995 các công trình kiến trúc chính của chùa Keo không có sự thay đổi, các tác giả đưa ra số toà, số gian khác nhau là do cách kiểm đếm và xác định số toà, số gian của các công trình phụ trợ mà thôi. Qua nghiên cứu văn bia, kế thừa các nghiên cứu trước và thực tế tại di tích, ông Hân cho rằng hiện tại chùa Keo còn tồn nguyên vẹn 12 tòa,102 gian là công trình kiến trúc chính. Ngoài ra có 4 toà, 24 gian của các công trình kiến trúc phụ trợ, tổng số là 16 toà, 126 gian.
Các công trình kiến trúc chính của chùa Keo gồm: Tam quan ngoại, Tam quan nội, Chùa Phật, Toà chùa Ông Hộ, Toà ống muống, Toà Tam bảo, Đền Thánh, Toà Giá roi, Toà Thiêu hương, Toà Phụ quốc, Toà Thượng Điện và cuối cùng là Gác chuông. Các công trình kiến trúc phụ trợ khác tại Chùa Keo gồm có khu tăng xá, trong đó có nhà tăng xá, hai nhà khách ở phía đông và phía tây của nhà tăng xá; nhà của ban quản lý Chùa Keo.
Đối tượng thờ tự
Chùa Keo là nơi thờ Phật như bao ngôi chùa khác ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhưng do quá trình hình thành và phát triển lịch sử làng xã cũng như việc xây dựng, chùa Keo Thái Bình có những đặc điểm riêng nên việc thờ tự của chùa Keo ngoài thờ Phật còn có thờ Thánh (tiền Phật, hậu Thánh) và phối thờ một số người có công trong việc xây dựng chùa Keo. Vị thánh được thờ là thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý có hiểu biết sâu sắc về Phật học. Ông được thờ như một vị tổ sư, song Dương Không Lộ còn được thờ như một vị Thành hoàng của làng Dũng Nhuệ xưa.
Thánh tổ Dương Không Lộ thường tu hành ờ chùa làng Keo và được cho là người xây dựng lên ngôi chùa đầu tiên của làng có tên là Nghiêm Quang Tự. Sau khi sư Không Lộ tịnh thì chùa được đổi tên là chùa Thần Quang. Do vậy năm 1632 chùa Keo được xây dựng lại tại đất tả ngạn sông Hồng, chùa Keo Thái Bình vẫn thờ vị tổ sư thời Lý là Dương Không Lộ.


Đền Đồng Bằng:


Đền Đồng Bằng hay còn gọi là Đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi, đưa con lạc cháu hồng vào thiên niên kỷ thứ nhất.Đền Đồng Bằng hay còn gọi là Đền Đức Vua được xây dựng từ thời vua Duệ Vương (đời Hùng Vương thứ 18) thờ đức Vua cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình giặc Thục giữ yên bờ cõi, đưa con lạc cháu hồng vào thiên niên kỷ thứ nhất. Đến đầu thế kỷ thứ 13 nhà đền đã có 20.500m2, khu nội tự là 500m 2, chia làm 6 phủ, 18 toà, gồm 100 câu đối, có tới 40 gian hành lang.
Đền Đồng Bằng còn lưu giữ được nhiều kỷ vật quý, tập trung vào đời Lý và trước đời Lý. Đền được xây dựng vừa đẹp vừa khoa học, vừa thiêng liêng vừa thần điện - khó có di tích nào sánh kịp. Cổng đền Đông Môn Đại, Tây Môn, Tiền Môn được coi là hoành tráng nhất Việt Nam. Phía trước cổng đền có hồ bán nguyệt, mặt hồ rộng, có cống thoát nước về phía hạ lưu rất khoa học.
Thông tin tour
Ngày đến
Ngày Khởi hành
Số lượng người
Người lớn
Trẻ em
Trẻ sơ sinh
Khách sạn
Loại phòng
Single
Twin
Double
Triple
Bạn muốn đi du lịch ở đâu?
Hà Nội
Hạ Long
Thanh Hóa
Nghệ An
Ninh bình
Huế
Hội An
Đà Nẵng
Đà Lạt
Nha Trang
Địa điểm khác:
Bạn muốn đi bằng phương tiện nào
Máy bay
Ô tô/xe buýt
Tàu hỏa
Thuyền
Xe máy
Bạn thích thú nhất với chủ đề nào
Đi bộ
Tự nhiên
Đi thuyền
Ngắm biển
Đạp xe
Khác :
Thông tin khách hàng
Họ tên
Địa chỉ
Đất nước
Email
Di động
Đt bàn
Previous     Header
Các tour cùng loại
Hỗ trợ trực tuyến
Điều Hành
Kinh Doanh
  • Tour Sapa - Hà Khẩu 3 ngày 2 đêm
    Tour Sapa - Hà Khẩu 3 ngày 2 đêm
    Hà Nội- Sa Pa - Hàm Rồng - Cát Cát - Thác Bạc – Hà Khẩu - Hà Nội
    Đi tìm sắc trắng Mộc Châu
    Đi tìm sắc trắng Mộc Châu
    Chương trình du lịch tham quan Mộc Châu 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà nội
  • HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    Điểm nổi bật:  Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam  Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam  Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông, Dzao, Lô Lô, Tày...  Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc  Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo  Khởi hành tour ngay cả chỉ có 02 khách đăng ký mà không có bất kỳ khoản phụ phí nào
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    Tour Sapa thăm quan hàm rồng -phang si phang
    Tour Sapa thăm quan hàm rồng -phang si phang
    Công ty du lịch Đại Anh tự hào là đơn vị tổ chức chuyên về tour Sapa với chương trình Hàm Rồng- Fansipan. Đây là một chương trình tour giúp quý khách tham quan sự hùng vĩ của núi non, được tận hưởng bầu không khí trong lành và hơi se se lạnh
    DU LỊCH PHỐ BIỂN ĐÀ NẴNG - HÈ 2024 4N3Đ
    DU LỊCH PHỐ BIỂN ĐÀ NẴNG - HÈ 2024 4N3Đ
    Du lịch thành phố biển Đà Nẵng chưa bao giờ là khiến chúng ta phải thất vọng. Chỉ cần quý khách đến nơi đây một lần thì sẽ nhớ mãi. Ở nơi đây quý khách sẽ được gặp những người dân thân thiện, những chú công an chỉ đường khi bạn đi sai luật và đặc biết có bãi biển gần thành phố giúp chúng ta được thả mình vào dòng nước biển mỗi khi chiều về
  •  MỘC CHÂU -KHÁM PHÁ CẦU KÍNH 5D ĐẦU TIÊN VIỆT NAM 2N1Đ
    MỘC CHÂU -KHÁM PHÁ CẦU KÍNH 5D ĐẦU TIÊN VIỆT NAM 2N1Đ
    Điểm nổi bật: Khám phá cầu kính 5D lớn nhất Việt Nam với hơn 30 hiệu ứng. Chương trình nhẹ nhàng nhưng vẫn khám phá được cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vỹ Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, H'Mông... Khám phá Cao nguyên Mộc Châu quanh năm mát mẻ với vẻ đẹp quyến rũ nhẹ nhàng Chụp hình với đồi chè trái tim, một trong những đồi chè đẹp và cuốn hút nhất Việt Nam Thưởng thức các món ẩm thực địa phương phong phú
    Du lịch chùa Hương 1 ngày ghép đoàn
    Du lịch chùa Hương 1 ngày ghép đoàn
    Tham quan Lễ Hội Chùa Hương du khách được chiêm ngưỡng một tập hợp nhiều đền chùa hang động, gắn liền với núi rừng cùng với nối kiến trúc kết hợp hài hoà vừa thiên nhiên vừa nhân tạo.
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour