Tìm kiếm tour
Tìm kiếm khách sạn
Nơi xuất phát
Nơi đến
Mức giá
Du lịch Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày

Du lịch Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày

Đặt Tour
Giá:
  450.000 350.000 VNĐ
Ngày khởi hành
: Theo yêu cầu
Thời gian
: Hà Nội
Lịch trình
: 1 ngày
Phương tiện
: Ô tô
Mã Tour
: DD01
Lịch trình
Bảng giá - Đặt Tour
Tổng quan
Hinh ảnh
Đặt Tour theo yêu cầu

DU LỊCH THAM QUAN ĐỀN ĐÔ 1 NGÀY
 

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN LỄ HỘI DÀNH CHO KHÁCH ĐOÀN

Thời gian : 01 ngày

Phương tiện : Đi về bằng xe ô tô


Sáng:
 08h00: Xe và HDV đón đoàn tại điểm hẹn, khởi hành đi Đền Đô .
 09h05: Đoàn làm lễ dâng hương, nghe giới thiệu lịch sử huy hoàng về sự phát triển của Quốc Gia Độc Lập (1010-1225) dưới triều Lý. Thăm làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh) nơi mà theo truyền thuyết sinh ra Lý Công Uẩn năm Giáp Tuất (974) – người khởi dựng triều Lý sau khi lên ngôi lấy niên hiệu là Lý Thái Tổ. Thăm sông Cầu (sông Như Nguyệt) nơi Lý Thường Kiệt xây dựng thành luỹ chống quân xâm lược Tống và có câu nói bất hủ “Sông núi nước Nam vua Nam ở …” và thưởng thức làn điệu dân ca Quan họ tại đất Kinh Bắc
 10h00: Đoàn đi thăm quan khám phá nét kiến trúc độc đáo của ngôi đền .
 11h30: Đoàn tập trung ăn trưa, nghỉ ngơi.
 Chiều:
 13h00: Khởi hành tham quan chùa Bút Tháp, Chùa Dâu
 16h00: Đoàn lên xe trở về hà Nội. Kết thúc chương trình. Tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách.



Ghi chú: Đây là chương trình cơ bản nhất, đầy đủ nhất trong tour du lịch tham quan Đền Đô 1 ngày. Tùy thời điểm, điều kiện, chương trình và lịch trình có thể thay đổi một chút để phù hợp.


    

 

GIÁ TRỌN GÓI: 350.000VND/01 KHÁCH 
( Áp dụng cho đoàn 30 khách trở lên)

 


BÁO GIÁ TRỌN GÓI : vnđ/KHÁCH


Tiêu chuẩn 10 khách trở lên 20 khách trở lên 30 khách trở lên 40 khách trở lên Điều kiện áp dụng
Trọn gói 450.000 400.000 350.000 290.000 Thanh toán 100% ngay sau khi đặt tour
520.000 470.000 410.000 350.000 Đặt cọc 80% sau khi đặt tour, số còn lại thanh toán sau khi kết thúc lịch trình
550.000 480.000 430.000 390.000 Đặt cọc 70% sau khi đặt tour, số còn lại thanh toán sau khi kết thúc lịch trình 01 tuần
 



Báo giá bao gồm:
- Xe ô tô máy lạnh
- Ăn trưa theo chương trình, mức ăn 90,000 vnđ/xuất.
- Phí tham quan các điểm (nếu có)
- Bảo hiểm du lịch suốt tuyến, mức đền bù tối đa 10,000 000vnđ/người/ vụ.
- Hướng dẫn viên nhiệt tình, kinh nghiệm theo đoàn suốt tuyến.
- Nước uống trên xe 01 chai 0.5l/khách.

Báo giá không bao gồm:
- Chi tiêu cá nhân, đồ uống, thuế VAT, ….

Lưu ý
- Trẻ Em dưới 5 tuổi được miễn phí ăn nghỉ cùng Đoàn.
- Trẻ Em từ 6 đến 11 bằng ½ người lớn.
- Từ 12 tuổi giá tour bằng người lớn.
(* Giá trên có thể thay đổi vào thời điểm quý khách đi du lịch mà không cần báo trước.)

Booking form*Trường bắt buộc
Tên của bạn*
Email*
Số điện thoại
Quốc tịch*
Thông tin hành chính
Loại tour
Dành riêng cho nhóm khách Tour ghép đoàn
Số người*
Có trẻ em trong đoàn không?
Ngày dự kiến khởi hành*
Loại phòng*
Đơn 
  
 Đôi 
  
 Ba 
Yêu cầu đặc biệt
Các thông tin khác
Phương thức thanh toán
Loại du lịch
Bạn biết chúng tôi qua
Mã chống thư rác
 
Nhập mã chính xác vào*
Đặt tour
Sau Tết Nguyên Đán, mùa lễ hội bắt đầu, nhu cầu đi lễ, cầu may, cầu tài, cầu lộc rất cao. Xin hân hạnh giới thiệu chương trình du lịch Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày một chương trình du lịch lễ hội tâm linh đặc sắc ngày đầu năm mới.



Xin hân hạnh giới thiệu chi tiết về du lịch Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày như sau:


Đặc điểm dịch vụ của Tour Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày:

1. Địa điểm đón: Xe ô tô và hướng dẫn viên sẽ đến đón đoàn tại địa điểm do khách lựa chọn nên rất chủ động.

2. Số lượng khách : thông thường xe đón khách đi tour du lịch Đền Đô - Bút Tháp - Chùa Dâu 1 ngày là xe 16 chỗ hoặc xe 24 chỗ, 45 chỗ phụ thuộc vào số lượng khách đặt.
  
3. Thời gian đón: Hết sực linh hoạt, phụ thuộc vào thời gian thuận tiện của khách, nhưng nếu khách đi sớm hơn sẽ chủ động được thời gian chơi nhiều hơn.

Giới thiệu :

Đền Đô:

Được khởi dựng từ thế kỷ XI trên đất làng Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh), Đền Đô (còn gọi là đền Cổ Pháp, đền Lý Bát Đế) là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, đây còn là điểm du lịch thú vị...

 

Đền Đô thuộc làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224).

Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh khu đất này là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.

Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Đình được xây trên nền đất.

Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn đây làm nơi thờ tự vua cha. Cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.

Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đền được mở rộng nhất vào thế kỷ 17 (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.

Năm 1952, đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m²), nhà chuyền Bồng (80m²), nhà Kiệu (130m²), nhà để Ngựa (130m²), Thuỷ đình, Phương đình...

Tổng thể kiến trúc di tích đền Đô như sau:

Đền Đô có diện tích 31.250m², gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình... Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.

Khu vực nội thành có diện tích 4.320m² , bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.

Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- nơi đặt ngai và bài vị thờ 8 vị vua nhà Lý. Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm 8 mái, các đầu đao uốn cong mềm mại. Ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa,, nhà tiền tế, nhà để kiệu,... Phía trước, bên trái Chính điện là đền vua Bà (đền Rồng) là nơi thờ Lý Chiêu Hoàng. tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.

Bước qua Ngũ Long Môn (cổng tam quan với năm hình rồng chạm đá tinh xảo) là một sân rộng, nơi đặt lư hương hướng vào nhà phương đình bày hương án với đôi voi đá cỡ lớn chầu trung tâm.

Tiếp giáp với phương đình là nhà tiền tế - nơi diễn ra các đại lễ long trọng đồng thời cũng là nơi trưng bày chiêng trống, đồ tế khí, nghi trượng ...

Với một cảnh quan rộng lớn, được chia thành các biệt khu, đền Đô mang lại cho khách hành hương nhiều cảm giác khác nhau: đại điện hoành tráng, hậu cung trang nghiêm, thủy đình thư thái, văn bia tịch mịch. Xen lẫn trong gió là mùi hương trầm ấm áp, hương ngọc lan thoang thoảng, đưa ta vào cõi suy tưởng về một triều đại anh hùng với những võ công văn trị kiệt xuất với tư tưởng Phật giáo từ bi.

Ngoài những giá trị văn hóa, lịch sử, đền Đô là một công trình kiến trúc đặc sắc với nghệ thuật điêu khắc đá (rồng, voi, ngựa, lân), điêu khắc gỗ (lân, chạm lộng hình rồng, họa tiết trang trí), tạc tượng thờ và xây dựng (hệ thống cột trụ, mái đao) đều đạt ở mức tinh xảo.

Nhà tiền tế rộng 7 gian (220m2) có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

Cổ Pháp điện gồm 7 gian, rộng 180m2 là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua bà (thờ các hoàng thái hậu triều Lý).

Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời thuộc Pháp chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng.

Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca: 

“Đền Đô kiến trúc tuyệt vời

Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm” 

Đền Đô từ xưa đã là công trình Quốc gia, nơi tưởng niệm và phụng thờ của toàn dân đối với các vị vua nhà Lý. Lễ hội đền Đô được tổ chức hàng năm vào ngày 15 - 17 tháng 3 âm lịch, kỷ niệm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang (15 tháng 3 năm Canh Tuất - 1010).

Đền Đô - Đình Bảng cũng là nơi chứng kiến hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khi dải mây rồng vàng ở phía Thăng Long - Hà Nội bay về rồi tản ra đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền.

Hãy thử một lần đến Bắc Ninh, ghé thăm Đền Đô, bạn sẽ có những giây phút thư giãn thú vị, thả hồn về lại những ngày tổ tiên ta dựng nước, để ngẫm ngợi, để thêm yêu, thêm tự hào Tổ Quốc mình!


Chùa Bút Tháp:

 

Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ và có kiến trúc độc đáo của tỉnh Bắc Ninh. Chùa hiện lên vẻ đẹp mộc mạc, trang nghiêm.

Nằm ven dòng sông Đuống trù phú quanh co uốn lượn, với những bãi ngô, bãi đậu xanh mướt trải rộng, chùa Bút Tháp có tên chữ là Ninh Phúc tự, thuộc địa phận xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây được xem là một trong số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn giữ được khá nguyên vẹn và hoàn chỉnh lối kiến trúc sơ khai ban đầu, là địa chỉ hành hương của phật tử bốn phương.

 

ChuaButThap6

 

Lối dẫn vào chùa.

 

 

Chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 thời Hậu Lê, theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Là một ngôi chùa được tu tạo vào thời nở rộ của những kiến trúc "trăm gian", chùa Bút Tháp có quy mô bề thế so với những ngôi chùa cùng thời. Toàn bộ kiến trúc chính của chùa quay theo hướng Nam mà theo đạo Phật, đây là hướng của trí tuệ, của bát nhã, nằm trên một trục dài hơn 100m, kiến trúc của chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại rất tự nhiên ở khu vực xung quanh. Khu trung tâm bao gồm 8 nếp nhà đều nằm ngang, chạy song hành được bố trí trên một trục dọc kiểu mô hình đường thần đạo. Ngoài cùng là Tam Quan, tiếp đó là gác chuông hai tầng tám mái, kế đó là tòa Tiền Đường, Thiêu Hương, nhà Thượng Điện, Cầu Đá, toà Tích Thiện Am, Trung Đường, Phủ Thờ, nhà Hậu Đường và kết thúc là hàng tháp đá sau nhà Hậu Đường, trong đó có tháp đá Tôn Đức 5 tầng, cao 11m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Bên trái chùa có nhà thờ tổ Chiết Tuyết và ngôi tháp đá Báo Nghiêm tám mặt, 5 tầng cao 13m là nơi táng xá lị của thiền sư Chiết Tuyết. Hai bên dọc theo toà Tiền đường là hai nhà bia và hai dãy hành lang chạy suốt chiều dài của chùa.

 

ChuaButThap1

 

Chùa Bút Tháp với kiến trúc cổ kính và trang nghiêm

 

 

Mỗi một công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật khéo léo với các hoạ tiết trang trí được làm bằng các chất liệu phong phú và đa dạng như đá, gỗ, gạch. Nó thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên.

 

ChuaButThap4

 

Khuôn viên trước cửa chùa

 

 

Nối giữa Thượng Điện và Tích Thiện Am là chiếc cầu đá cong bắc ngang hồ sen. Cầu dài 4m gồm 3 nhịp uốn cong vồng. Mặt cầu lát đá xanh, hai bên cầu có 12 bức phù điêu đá chạm chim muông, hoa lá công phu, tinh xảo.

Từ Thượng Điện, đi qua cầu đá là đến Tích Thiện Am. Tòa Tích Thiện Am, như tên gọi có nghĩa là chứa điều lành, xây dựng từ năm Tân Dậu (1681) đến năm Tân Mùi (1691). Trong Tích Thiện Am, có tòa cửu phẩm liên hoa - tháp bằng gỗ, 9 tầng, 8 mặt, 9 đài sen tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo.

 

ChuaButThap7

 

Hành lang chùa Bút Tháp.

 

 

Không chỉ thế, với 26 bức tranh được chạm khắc đá xanh bạc theo nhiều chủ đề khác nhau từ trời mây, hoa lá đến chim muông, muôn thú. Đây được xem như là biểu tượng của Tứ linh, Tứ quý, đồng thời hàm chứa ý nghĩa Phật đạo sâu sắc.

 

Cảnh quan chùa được bố trí hài hòa, khu vườn rộng trồng cây xanh tỏa bóng mát. Nhờ sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Hoa với lối kiến trúc dân gian truyền thống của Việt Nam, nên chùa Bút Tháp có nét riêng và độc đáo. Mấy thế kỷ đã trôi qua, song những gì còn lại ở chùa Bút Tháp cho thấy đây là một trong những trung tâm Phật giáo có ảnh hưởng lớn tại vùng Kinh Bắc xưa, là một trong số ít những ngôi chùa còn giữ được khá nguyên vẹn khối kiến trúc, đồ thờ, tượng thờ cổ của nước ta.

 

ChuaButThap8

 

Giữa các tòa trong chùa có sự liên kết với nhau về kiến trúc.

 

 

Đặc biệt chùa Bút Tháp còn có một báu vật cổ, được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó chính là tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, có 11 đầu, 46 tay lớn và 954 tay nhỏ, dài ngắn khác nhau. Đây được coi là một kiệt tác về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2012. Tượng được đặt trên tòa sen rồng đội, với dáng hành đạo, thư thái.

 

 

ChuaButThap3

 

Pho tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay tại chùa Bút Tháp

 

 

Điều đặc biệt, độc đáo của ngôi chùa mà không đâu trên đất nước ta có được, đó chính là ngọn bảo tháp bằng đá cao lớn, uy nghiêm, vươn lên trời xanh, có tên là tháp Báo Nghiêm, nổi bật hẳn giữa vùng đồng bằng rộng lớn. Tháp Báo Nghiêm giống như cây bút khổng lồ, vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Tháp cao 13,05m, 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, 5 góc của 5 tầng có 5 quả chuông nhỏ, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đá. Lòng tháp có một khoang tròn đường kính 2,29m. Tầng dưới cùng của tháp này có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp thể hiện tài ghép đá và nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của người thợ Việt Nam xưa. Lùi về phía sau có tháp Tôn Đức cao 11m, nơi đặt xá lợi thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Tháp được xây dựng từ giữa thế kỷ 17, 4 mặt tháp đều bít kín bằng đá, mới đây trong lòng tháp người ta vừa tìm thấy được 2 cuốn sách đồng cổ viết kinh Phật.

ChuaButThap5

 

Tháp Báo Nghiêm

 

 

Nghệ thuật điêu khắc trên gỗ và trên đá ở đây đạt đến trình độ tinh xảo. Nơi đây lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ với kỹ thuật chạm thủng rất hiếm có như bàn thờ hương án, các tấm gỗ chạm trổ hình rồng phượng trên xà nhà thiêu hương... Xung quanh tòa Thượng Điện có hàng lan can đá gồm 26 bức phù điêu chạm trổ tinh vi những cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước với hình ảnh cò bay trên đầm sen, cá lội, trẻ chăn trâu…

 

ChuaButThap9

 

Hoa văn trang trí trên tháp Bảo Nghiêm

 

 

Ngày nay, chùa Bút Tháp vẫn giữ trong mình những nét đẹp cổ kính từ bao đời. Hàng năm, mỗi dịp xuân về, hội chùa Bút Tháp lại diễn ra trong niềm vui náo nức và lòng sùng kính của khách hành hương. Trải qua bao năm dài lịch sử, chùa Bút Tháp luôn được bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một di tích Phật giáo độc đáo nhất của Việt Nam.



Chùa Dâu:
 

Đến với Bắc Ninh ta đến với vùng đất cùng biết bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã được dân gian vinh danh là "đệ nhất cổ tự trời Nam"...

thuong ngoan danh thang chua dau, du lich bac ninh

Chùa Dâu tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa có nhiều tên gọi: Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự. Nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên.

 

    Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu thờ nữ thần Pháp Vân nên gọi là chùa Pháp Vân và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa.

du lich bac ninh, den voi dia danh du lich noi tieng chua dau

    Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân  "mây pháp", chùa Đậu thờ Pháp Vũ , "mưa pháp", chùa Tướng thờ Pháp Lôi , "sấm pháp", chùa Dàn thờ Pháp Điện "chớp pháp" và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần.

dia danh du lich, chua dau, du lich bac ninh

    Chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Chùa Dâu trở thành trung tâm của Thiền phái Tì ni đa lưu chi – Thiền phái đầu tiên của Phật giáo Việt Nam.

chua lon nhat viet nam, chua dau bac ninh

    Chính giữa sân chùa trước bái đường là tháp Hòa Phong cao chín tầng, nay chỉ còn ba. Ngôi tháp vuông xây bằng gạch trần, dáng chắc khỏe nổi bật giữa khung cảnh xung quanh. Tháp tượng trưng cho ngọn núi vũ trụ, bốn góc tháp có bốn tượng Thiên vương trấn giữ, trên tháp treo một khánh đồng cổ. Tháp Hòa Phong xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành.

dia danh du lich chua dau, dia danh noi tieng o bac ninh

    Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Từ "Hòa Phong" có nghĩa là ngọn gió mát mẻ, tốt lành.

du lich bac ninh, chua dau, dia diem du lich noi tieng


    Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.

du lich bac ninh, du lich viet nam, dia danh du lich noi tieng

chua dau bac ninh, chua phat giao lon cua viet nam


    Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

chua dau bac ninh, chua phat giao, chua co nhat viet nam


    Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.

du lich bac ninh, chua dau, chua phat giao


    Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc.

du lich chua dau bac ninh, tham gia tour du lich bac ninh
 

Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật giáo VN của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo VN xuất hiện cách đây khoảng 1800 năm.

du lich bac ninh, chua dau, chua phat giao co o viet nam


    Trải qua bao biến động lịch sử, thành lũy, đền dài, dinh thự của trung tâm Luy Lâu bị hoang phế. Nhưng chùa Dâu với tháp Hòa Phong vươn cao và hàng trăm gian chùa cổ kính vẫn tồn tại với thời gian. Lịch sử đã từng khẳng định vị trí của chùa Dâu trong đời sống văn hóa, tâm linh dân tộc. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia.

du lich viet nam, den voi du lich bac ninh


    Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

chua dau chua lon nhat viet nam


    Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

pho tuong bo tat, quan am chua dau, du lich bac ninh


    Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

thuong ngoan danh thang chua dau bac ninh


    Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

hau dien chua dau, chua phat giao bac ninh


    Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

chua dau bac ninh, du lich bac ninh


    Lễ hội chùa Dâu hàng năm vào ngày tám tháng tư âm lịch. Trong ngày này, lễ hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật.



 


Thông tin tour
Ngày đến
Ngày Khởi hành
Số lượng người
Người lớn
Trẻ em
Trẻ sơ sinh
Khách sạn
Loại phòng
Single
Twin
Double
Triple
Bạn muốn đi du lịch ở đâu?
Hà Nội
Hạ Long
Thanh Hóa
Nghệ An
Ninh bình
Huế
Hội An
Đà Nẵng
Đà Lạt
Nha Trang
Địa điểm khác:
Bạn muốn đi bằng phương tiện nào
Máy bay
Ô tô/xe buýt
Tàu hỏa
Thuyền
Xe máy
Bạn thích thú nhất với chủ đề nào
Đi bộ
Tự nhiên
Đi thuyền
Ngắm biển
Đạp xe
Khác :
Thông tin khách hàng
Họ tên
Địa chỉ
Đất nước
Email
Di động
Đt bàn
Previous     Header
Các tour cùng loại
Hỗ trợ trực tuyến
Điều Hành
Kinh Doanh
  • Tour Sapa - Hà Khẩu 3 ngày 2 đêm
    Tour Sapa - Hà Khẩu 3 ngày 2 đêm
    Hà Nội- Sa Pa - Hàm Rồng - Cát Cát - Thác Bạc – Hà Khẩu - Hà Nội
    Đi tìm sắc trắng Mộc Châu
    Đi tìm sắc trắng Mộc Châu
    Chương trình du lịch tham quan Mộc Châu 2 ngày 1 đêm khởi hành từ Hà nội
  • HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    Điểm nổi bật:  Tận mắt ngắm nhìn cao nguyên đá với phong cảnh hùng vỹ nhất của Việt Nam  Tận mắt ngắm nhìn đèo Mã Pì Lèng hùng vỹ và hẻm vực sông Nho Quế sâu nhất Việt Nam  Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc H'Mông, Dzao, Lô Lô, Tày...  Đến thăm Cột cờ Lũng Cú, điểm cực Bắc của Tổ quốc  Khám phá những nét ẩm thực địa phương độc đáo  Khởi hành tour ngay cả chỉ có 02 khách đăng ký mà không có bất kỳ khoản phụ phí nào
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    HÀ GIANG - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
    Tour Sapa thăm quan hàm rồng -phang si phang
    Tour Sapa thăm quan hàm rồng -phang si phang
    Công ty du lịch Đại Anh tự hào là đơn vị tổ chức chuyên về tour Sapa với chương trình Hàm Rồng- Fansipan. Đây là một chương trình tour giúp quý khách tham quan sự hùng vĩ của núi non, được tận hưởng bầu không khí trong lành và hơi se se lạnh
    DU LỊCH PHỐ BIỂN ĐÀ NẴNG - HÈ 2024 4N3Đ
    DU LỊCH PHỐ BIỂN ĐÀ NẴNG - HÈ 2024 4N3Đ
    Du lịch thành phố biển Đà Nẵng chưa bao giờ là khiến chúng ta phải thất vọng. Chỉ cần quý khách đến nơi đây một lần thì sẽ nhớ mãi. Ở nơi đây quý khách sẽ được gặp những người dân thân thiện, những chú công an chỉ đường khi bạn đi sai luật và đặc biết có bãi biển gần thành phố giúp chúng ta được thả mình vào dòng nước biển mỗi khi chiều về
  •  MỘC CHÂU -KHÁM PHÁ CẦU KÍNH 5D ĐẦU TIÊN VIỆT NAM 2N1Đ
    MỘC CHÂU -KHÁM PHÁ CẦU KÍNH 5D ĐẦU TIÊN VIỆT NAM 2N1Đ
    Điểm nổi bật: Khám phá cầu kính 5D lớn nhất Việt Nam với hơn 30 hiệu ứng. Chương trình nhẹ nhàng nhưng vẫn khám phá được cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vỹ Khám phá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, H'Mông... Khám phá Cao nguyên Mộc Châu quanh năm mát mẻ với vẻ đẹp quyến rũ nhẹ nhàng Chụp hình với đồi chè trái tim, một trong những đồi chè đẹp và cuốn hút nhất Việt Nam Thưởng thức các món ẩm thực địa phương phong phú
    Du lịch chùa Hương 1 ngày ghép đoàn
    Du lịch chùa Hương 1 ngày ghép đoàn
    Tham quan Lễ Hội Chùa Hương du khách được chiêm ngưỡng một tập hợp nhiều đền chùa hang động, gắn liền với núi rừng cùng với nối kiến trúc kết hợp hài hoà vừa thiên nhiên vừa nhân tạo.
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour
  • Hình ảnh khách đi tour