Du lịch Sapa hiện nay đang là một điểm du lịch "hot" của miền Bắc. Sau khi đường cao tốc Nội Bài Lào Cai hoàn thành, nhu cầu du lịch Sapa càng tăng cao do sự thuận tiện giao thông. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về du lịch Sapa để quý khách tham khảo
Thời gian thích hợp đi Du lịch Sapa
Sapa là điểm đến khá gần nếu bạn xuất phát từ các tỉnh thành miền Bắc Trung Bộ, cách Hà Nội chừng 370 km. Nơi đây nổi tiếng với những cảnh đẹp, bản làng hoang sơ và khí hậu ôn hòa.
Nếu có dịp đến Sapa vào mùa xuân, bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn hoa mận, hoa đào nở khắp nơi nơi. Tháng 9, tháng 10, những thửa ruộng bậc thang rực vàng nhờ lúa chín lại làm say lòng không ít du khách ưa khám phá và những người muốn chụp cho riêng mình những tấm ảnh thật lạ, thật độc.
Vào giữa mùa đông, du khách - những người sống ở vùng nhiệt đới nếu may mắn sẽ có dịp ngắm những bông tuyết rơi, những cành cây, ngọn cỏ được bọc bên ngoài bằng lớp đá tuyết trắng, trong, khiến không gian trở nên kỳ vĩ, độc đáo đến mê mẩn lòng người.
Còn đến Sapa vào cuối tháng 11, mùa đông đã về, tiết trời cũng đã lạnh hơn, nhưng không tê buốt. Buổi sáng sớm, cả thị trấn nhỏ như bồng bềnh trong mây, phải đứng thật gần, thật sát mới có thể nhìn rõ mặt người và cảnh vật. Nhưng không khí thì luôn thanh sạch đến kỳ lạ, mang đến cảm giác dễ chịu cho những du khách phương xa thường ngày luôn phải sống cùng với ồn ào và khói bụi.
Thời gian đến Sapa: Đẹp nhất là 2 khoảng thời gian tháng 3 và 5, tháng 9 và 11 Dương lịch.
- Tháng 3 và 5 là mùa lúa xanh, trời mát lạnh, ban đêm khô, buổi sáng nhiều mây ở trong phòng khách sạn bạn có thể cảm nhận điều này khi những đám mây bay đến và đi ngay trước mặt bạn...
- Tháng 9 và 11 là mùa lúa chín vàng, mùa thu Sapa tuyệt đẹp, nắng vàng như tơ, không khí khô, lạnh vừa phải, buổi tối đi dạo bên bạn bè mặc chiếc áo khoác nhẹ thật ấm áp. Ban ngày ngắm thung lũng mường hoa, ngắm rộng bậc thang và đi trekking sapa xuống bản Tả Phìn...
Ruộng bậc thang Sapa mùa lúa chín
Mua tour Du lịch Sapa hay đi tự túc
Du lịch Sapa tự túc không quá khó khăn như đi đến các điểm du lịch khác nếu không nói là khá dễ dàng. Quan trọng nhất là đặt được vé tàu hỏa (nhiệm vụ khó khăn nhất, còn hơn cả việc đặt phòng khách sạn). Đi du lịch tự túc có cái thú vị của sự thoải mái, tự do về thời gian, chương trình, muốn đi như thế nào tùy thích. Nếu chưa có kinh nghiệm đi du lịch tự túc, hoặc đoàn quá đông người, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ thì nên đặt tour qua các công ty du lịch. Du khách từ TP. Hồ Chí Minh cũng không nên đi du lịch tự túc đến Sapa, vì thường bị đắt lên rất nhiều so với mua tour qua các đơn vị du lịch.
Đi Du lịch Sapa bằng phương tiện gì
- Bạn đi bằng tàu hỏa hiện là cách lựa chọn an toàn nhất và nhiều người đi nhất. Chính vì thế nên rất nhiều vấn liên quan đến việc mua vé tàu du lịch Sapa.
- Bạn có các lựa chọn như sau :
Lựa chọn 1 : Tàu du lịch khoang 4 ốp gỗ nằm mềm điều hòa, có nước trong phòng, thời gian khởi hành đẹp, chất lượng tàu tốt còn đường ray đều như nhau. Tại sao gọi là tàu du lịch ? Vì tư nhân (đa phần là các doanh nghiệp du lịch thuê, mang xuống Hải phòng đóng làm mới theo tiêu chuẩn tốt rồi về Hà Nội để kéo lên Lào Cai phục vụ khách du lịch). Các tàu này thường có ký hiệu là SP1 đi lúc 12h00, SP2 về từ Lào Cai lúc 20h, SP3 đi lúc 22h, SP4 (những giờ tàu muộn là của Victoria Sapa hiện là tàu đắt nhất, tốt nhất)
+ Giá tàu du lịch : dao động từ 520.000VNĐ/vé – 680.000VNĐ/vé trừ vé của tàu Victoria Sapa hiện rơi vào từ 120 đô la mỹ/vé/superior/chiều. Song vấn đề là làm sao khách hàng mua được ve du lịch đây. Hiện có các công ty đang khai thác vé tàu này. Hiện tất cả các hãng tàu đều dành nhiều ưu ái cho đại lý du lịch vậy. Theo kinh nghiệm của mình thường khách hàng chỉ có thời gian vào cuối tuần mới đi Sapa hay vào ngày lễ tết và đặt muộn nên hết vé tàu hay còn vé thì cũng bị mua đắt. Đây là tình trạng chung và không hề chuyên nghiệp tí nào cả.
! Nếu đi vào dịp lễ nên bố trí thời gian đặt vé tàu sớm 1 tháng (đôi khi họ còn không bán để nâng giá vé) có thể đặt qua các công ty du lịch tại Hà Nội (đặc biệt các công ty chuyên làm khách Tây vì họ có mối quan hệ rất tốt với bên tàu) thường mỗi vé họ cộng vào 20 đến 50 nghìn gọi là phí giao dịch nhưng họ đã mang vé tàu đến cho bạn (thời buổi giá xăng tăng đi xem ôm cũng hết từng đó tiền ạ)
! Không nên đi vào các dịp sau :
+ 30/4, 1/5 rất đông và cái gì cũng đắt nên tranh thủ đi vào cuối tuần
+ 2/9 đắt nhưng không quá đông, hơn nữa mùa này du lịch Sapa cực đẹp luôn cố gắng đặt sớm để có dịch vụ tốt
+ Trung tuần tháng 7 Âm lịch là mùa lễ Vu lan báo hiếu, Lào Cai có đền Ông Bảy nên rất đông Phật tử mua vé tàu lễ tạ. Hầu như ngày nào cũng hết vé kể cả đầu tuần
+ Không nên đi vào cuối tuần tháng 8, 9 vì rất nhiều khách Tây Ban Nha họ thường sang đoàn lớn 30 khách đặt trước cả năm....
Lựa chọn 2 : Tàu khoang 4 thường giá khoảng 450K – 480K/vé/chiều, Khoang 6 giá 360K đến 420K, tàu ngồi khoang hơn 100K/vé/chiều. Đây là tàu nhà nước và bạn có thể ra ga mua vé nhưng mua ít thôi chứ mua nhiều họ không bán vé đoàn đâu. Chất lượng tàu này bình thường nhưng giá cả ok hơn.
Theo kinh nghiệm của mình khi đi tàu vì đường ray nhà mình cũ nên rất chi là ồn nên nằm tầng 2 nhé nếu muốn ngủ ngon hơn và nên đi tau SP1, SP2,.
Phương tiện di chuyển từ ga Lào Cai lên Sapa : Khi bạn lên đến ga Lào Cai còn sớm và mệt nữa, ngoài sảnh ga rất hẹp lại có nhiều H dẫn và khách sạn cầm biển đón khách bạn cố đi qua đám đông để ra ngoài đi xe bus giá khoảng 25K đến 35K thôi. Mất 1 tiếng để lên đến Sapa, cũng hơi ù tai do độ cao và mệt nữa.
Ăn ở đâu ngon khi đi Du lịch Sapa
Ăn sáng: Quán phở gà ta đối diện bến xe thị trấn hoặc vào trong chợ Sapa có quán phở nhà sàn ăn ngon rất ngon và giá cả phải chăng.
Ăn trưa – tối: Có hai quán được nhiều người bản xứ giới thiệu có tên là Dũng hoặc Hoa Đào đồ ăn ngon, giá cả vừa phải hoặc một loạt các hàng ăn ở bên hông nhà thờ Sapa. Đặc biệt rau ở Sapa rất ngon, thích hợp với không khí se lạnh vào buổi tối bạn có thể gọi món lẩu gà để ăn và thưởng thức vị ngọt của rau Sapa.
Ăn đêm, vặt: Ăn đồ nướng, trứng nướng, thịt xiên ỏ một loạt các hàng vỉa hè gần nhà thờ (đường đi lên núi Hàm Rồng) và đoạn Hồ. Số lượng đồ nướng ở đây phải nói là bạt ngàn.
Buổi tối bạn tha hồ lựa chọn đồ ăn vặt ở Sapa.
Nếu chỉ định ăn thử mỗi thứ một ít thì đảm bảo khi đứng lên bạn cũng phải căng đẫy bụng rồi. Mà nếu có chọn ra một số loại để ăn thì khi về bạn sẽ tiếc hùi hụi, bởi đồ nướng ở Sapa, mỗi thứ đều được tẩm ướp với hương vị khác nhau, chẳng có món nào giống món nào đâu.
Ví như món bò cuốn cải mèo, hẹ tươi chẳng hạn, vị đắng đặc trưng của cải mèo sẽ làm bạn phải “nhăn nhó” nhưng không thể dừng ăn, hay củ khoai tím bở tơi ngọt lừ và cả món đậu phụ nhự hơi “khó ăn” lúc ban đầu nhưng khi quen rồi thì lại đâm nghiện, rồi thì một loạt chả cá hồi, chả tôm, chả mực, lòng phèo, cơm lam, bí bao tử….
Giá đồ ăn ở Sapa không đắt nhưng bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ : trứng nướng , lòng nướng , dạ dày nướng , gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.
Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Món rau đặc biệt nhất cảu Sapa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.
Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Hai loại cá nước lạnh này nuôi ở Sa Pa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ.
Nếu đi thăm chợ phiên Bắc Hà, bạn nên thưởng thức món khâu nhục - thịt lợn ba chỉ thái miếng to trùm lên trên bát lớn đựng rau dưa chua và vị thuốc hấp nhừ. Chợ Simacai nổi tiếng với món thắng cố, một dạng thập cẩm thịt, da và xương các loài ăn cỏ như ngựa, bò, dê...
Là xứ lạnh, đặc sản nổi nhất của sapa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su… Mỗi năm, du lịch Sapa xuất đi khắp nước cả chục nghìn tấn quả su su. Nhưng du khách vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại sapa mới là ngon nhất.
Đã đến du lịch Sapa, dứt khoát nên gọi món su su luộc chấm muối vừng. Miếng su su luộc có màu xanh non nõn nà, cắn sần sật, có vị ngọt lừ quyện với một chút muối vừng thơm thơm, bùi bùi. Su su luộc phải vừa chín tới và phải ăn nóng mới ngon. Luộc quá lửa một chút hoặc để nguội ăn mất hết vị su su du lịch Sapa.
Rau du lịch Sapa nhiều loại, lại tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ sapa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su… Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.
du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.
Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực sapa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của sapa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm !
Thứ hai, phải kể đến cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở sapa. Trứng cá hồi nhập về từ Phần Lan và cá tầm nhập về từ Nga, ươm nở và nuôi thành cá thành phẩm (nặng khoảng 1,5 kg/con) trong những bể nhân tạo nơi có nguồn nước lạnh ngắt một đầu vào một đầu ra chảy liên tục. Khác với cá hồi, cá tầm nhập khẩu thường hơi béo, cá nước lạnh nuôi ở sapa thịt chắc, thớ săn, không có mỡ. Trong cái lạnh sapa, một nồi lẩu cá hồi nóng hổi ăn cũng các loại rau tươi roi rói, thực khách không nhớ suốt đời mới là chuyện lạ.
Món ngon sapa còn có thể kể được nhiều nữa, như món xúc xích thịt lợn các gia đình thường tự làm hong khói trong bếp, nấm hương tươi xào thịt, thịt gà đen (đen từ da, thịt, đến tận xương), các món nướng đủ loại v.v…Nhưng, có lẽ tốt hơn là để cho du khách tự khám phá khi có dịp đến với sapa.
Các món nướng Sapa cực kỳ hấp dẫn
Đi Du lịch Sapa mua đặc sản gì về làm quà
Đi Sapa nhớ mua “đào rọ” làm quà
sapa vào hạ lúc nào cũng hấp dẫn người miền xuỗi với những vườn đào trĩu quả trong các bản quanh thị trấn. Quả đào sapa chính hiệu chỉ to gần bằng cái chén mắt trâu, căng tròn, được bao phủ một lớp lông mỏng màu cẩm thạch, pha lẫn những vết màu huyết dụ lấm chấm đen. Vị chua thanh, chát chát, ngòn ngọt, mùi thơm đặc vị không lẫn vào đâu được…
Đào sapa được bán rải rác bên vệ đường thị trấn, nhưng chủ yếu là đưa tới chợ sapa bằng lờ củ, sọt, rọ trên vai người Mông, trên xe thồ; nhiều thì bằng xe ô tô. Đào được xếp hình tháp, nằm phủ kín các vỉa hè phố chợ.
Nhưng bạn nhớ mua chiếc rọ để đựng đào mang về chứ không nên đựng bằng túi nilông. Nhiều người ngại không muốn mang những rọ đào nên đựng đào bằng túi nilông hay những chiếc thùng giấy, khi về đào hầu như không còn nguyên vẹn dập nát, màu xám xịt…bỏ đi gần hết.
Đồ thổ cẩm
Nếu bạn đến với sapa hoặc Bắc Hà, xin đừng ngần ngại chọn mua những tấm thổ cẩm bày bán ở cửa hàng, trong chợ hoặc đồng bào địa phương mời chào trên đường, giữa phố. Một tấm thổ cẩm bằng bàn tay hay dài hơn gang tay, đó là sản phẩm của các cô gái phải thêu mất nửa tháng. Làm ra một tấm áo, từ khi xe lanh đến lúc hoàn chỉnh bộ trang phục, phải mất vài tháng. Còn bộ váy áo của người phụ nữ, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Chỉ cần nhìn bộ trang phục, cũng đủ biết sự cần mẫn, nhẫn nại của họ.
Với thổ cẩm, người ta quan niệm đồ “sịn” là những tấm hoàn toàn thêu và khâu bằng tay, đường khâu hơi thô, màu sắc được pha trộn trong tấm thổ cẩm hài hoà, hơi tối. Còn đối với những tấm thêu, chắp vải đường khâu bằng náy, màu sắc kết hợp quá rực rỡ, cứng nhắc là đã có sự can thiệp của công nghệ hiện đại, được gọi là đồ công nghiệp.
Trên thị trường thổ cẩm sapa, Bắc Hà khách du lịch, tham quan là người phương Tây thường tìm mua những đồ làm tay. Khách từ các thành thị Việt Nam đến lại chuộng đồ công nghiệp hơn. Đã là thổ cẩm, thì bản sắc dân tộc thể hiện rất rõ. Nhìn những đồ khâu bằng tay, dù chẳng hiểu gì về văn hoá dân tộc, cũng dễ nhận được ngay. Còn đồ công nghiệp thì rực màu sắc, nhưng bản sắc còn rất ít.
Thuốc nam, thuốc lá
Là người sành thuốc, đến với sapa, bạn hãy vào chợ mua các loại thuốc Nam, Bắc mang về làm quà cho người có tuổi hoặc người già. Vào chợ, bạn có thể mua các loại thuốc lẻ vị hoặc đã được chủ hàng gói sẵn thành từng thang đủ vị, đủ loại. Nào những cam thảo, bạch truật, ngũ gia bì, hạt sen, tâm sen, tam thất, đương quy, xuyên khung, bát mộc hương, đỗ trọng… Chủng loại cây, cỏ ở sapa rất phong phú và hầu hết là đầu vị, từ lâu đã nổi tiếng bởi những loài cây cỏ đó chỉ thích hợp với vùng khí hậu này.
Sơn trà ngâm đường kính đúng công thức vừa bổ, vừa làm thuốc bệnh.
Mật ong rừng có nhiều đặc dụng, nhưng tốt nhất là đối với người già ho hen, trẻ em còi cọc.
Rễ cây hoàng liên có hàm lượng tetracilin cao chữa các bệnh phủ lục ngũ tạng, kể cả bệnh đau mắt, bệnh ngoài da.
Nấm linh chi có bạch linh chi và hắc linh chi tán bột pha trà uống hàng ngày sẽ điều hoà huyết áp, chữa bệnh tim mạch, thậm chí ngăn ngừa bệnh ung thư.
Các vị thuốc của sapa ngày nay không chỉ thu hút được sự chú ý của khách du lịch trong nước và các nước lân cận mà còn gây được sự chú ý của các du khách từ phương Tây đến với sapa.
Điểm Du lịch Sapa
Ở Sapa có rất nhiều điểm tham quan rất hay, xin giới thiệu một số điểm du lịch chính dưới đây:
1. Chinh phục đỉnh Phan Si Păng – Nóc nhà Đông Dương
Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Phan Si Păng. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát).
Quảng cảnh Sapa hùng vĩ hiện ra từ đỉnh Phan Si Păng
Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim…
2. Núi Hàm Rồng
Trên núi Hàm Rồng có rất nhiều loài hoa khoe sắc, đặc biệt là hoa Lan
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
3. Nhà thờ cổ Sapa
Nhà thờ cổ tại trị trấn Sapa mù sương
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.
4. Bản Cát Cát
Đồng bào dân tộc tại bản Cát Cát
Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.
5. Bản Tả Phìn
Khách du lịch cùng đồng bào dân tộc tham gia nhảy sạp tại nhà cộng đồng Tả Phìn
Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
Ngoài ra, còn rất nhiều bản làng của đồng bào dân tộc để bạn ghé thăm khi du lịch Sapa như: bản Tả Van – của đồng bào người Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ…; bản Ý Linh Hồ, bản Lao Chải – người H’mông đen (cách khoảng 7km về phía Tây Nam của thị trấn Sapa, cạnh suối Mường Hoa); bản Hồ của đồng bào Tày; bản Lao Chải của đồng bào H’mông đen (cách 8-9 Km về phía Đông Nam thị trấn Sapa, trên bờ phía Tây của sông Mường Hoa); bản Hồ của người Xá Phó…
6. Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa
Thung lũng mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.
7. Thác Bạc – Đỉnh Đèo
Thác Bạc là thắng cảnh rất nổi tiếng tại Sapa
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.
8. Cổng trời
Lên cổng trời để được ngắm phong cảnh núi non hùng vĩ…
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Đứng giữa cổng trời Sapa, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược, xa xa là Thác Bạc. Cũng ở cổng trời này bạn mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Si Păng vời vợi lưng trời, bên dưới là những vực sâu thăm thẳm.
9. Thắng cảnh Hang Tiên
Hang Tiên được coi như Hạ Long thu nhỏ của Lào Cai
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.
10. Cốc San
Động Cốc San, Lào Cai
Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.
11. Cầu Mây
Một cây cầu bắt treo qua dòng sông Mường Hoa chảy trong một thung lũng ở cách thị trấn Sapa khoảng 17 km về phía Đông Nam. Trước đây cây cầu được làm bằng mây nhưng giờ đã được thay bằng gỗ. Nếu khách du lịch đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây thì sẽ cảm thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.
12. Bản Tả Van
Nằm ngay dưới thung lũng Mường Hoa với cảnh trí còn hoang sơ nhưng vô cùng tươi đẹp. Đây là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ... với những nét văn hóa đặc sắc trong cách sinh hoạt, lao động tạo cho du lịch cộng đồng nơi đây được ưa chuộng.
Những thứ cần mang khi đi Du lịch Sapa
- Quý khách nên mang theo quần áo phù hợp với khí hậu mùa đông từ 5 đến 20oC
- Quý khách mang theo giầy đế bệt hoặc giầy thể thao để đi bộ và leo núi, ô dù, mũ nón tránh sương rơi vào buổi tối
- Hành lý cá nhân, tiền bạc, đồ trang sức ... khách tự bảo quản hoặc có thể gửi tại két của khách sạn.
1. Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt
Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.
2. Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói
Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống đầy bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...).
Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.
3. Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa
Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.
4. Các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt
Đề phòng trường hợp té ngã, xây xát và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.
Ngoài ra cần mang theo một số loại thuốc như:
- Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)
- Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)
- Kem chống dị ứng da
- Vitamins
- Thuốc/biện pháp tránh thai
- Thuốc chống say xe/máy bay/tàu