Điểm tham quan trong Tour Du lịch Sông Hồng 1 ngày:
|
|
|
1. Đền Dầm: |
|
Đền Dầm (thờ Mẫu Thủy, là một trong ba thánh mẫu của văn hóa tâm linh VN, bên cạnh Mẫu Đệ thiên và Mẫu Núi rừng) hiện ra uy nghi khuất sau hàng cổ thụ trăm tuổi. Đền Dầm gắn liền truyền thuyết “Hoàng Long công chúa bị đày vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện lên báo mộng giúp Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng giặc ngoại xâm”.. |
|
Đền khá rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ mái ngói xưa cũ màu thời gian. Khuôn viên đền thoáng đãng, cây đa trên trăm tuổi. Bên cạnh chính điện chùa là miếu cô, miếu cậu. Miếu cô được dựng trên một khuôn viên rộng, nằm giữa hồ. Miếu cậu được đặt ngay sân chùa. |
|
Lễ hội đền Dầm được tổ chức vào dịp tháng 2 mỗi năm từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Vào những ngày hội, sân đền đều chật kín du khách. |
|
|
|
2. Đền Đại Lộ: |
|
Đền Đại Lộ được xây dựng từ Triều Trần, cách đây khoảng hơn 700 năm. Đền thờ “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”, đó là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Đây chính là tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam. |
|
Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, là một ngôi đền đã nổi tiếng từ lâu trong giới các con nhang đệ tử. Nằm ngoài đê, ngay sát sông Hồng nhưng thần linh được tôn thờ trong đền lại không phải là những vị thần có nguồn gốc từ châu thổ Bắc Bộ của những người nông dân trồng lúa nước mà lại là Tứ vị thánh nương - một trong bốn vị thần biển lưu lạc từ phương Bắc xa xôi tới. |
|
|
|
|
3. Đền Chử Đồng Tử: |
|
Đền còn gọi là đền Đa Hòa thờ Đức thánh Chử Đồng Tử được tôn vinh là một trong Tứ Bất Tử của thần linh Việt cùng phu nhân là Tiên Dung Công chúa, con gái vua Hùng thứ 18. Đền thuộc xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, cách Hà Nội khoảng 25 km theo đường đê sông Hồng.
Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật có diện tích 18.720 m2, mặt quay hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên.
Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là tòa nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt (chỉ mở cửa vào đại lễ). Hai cửa bên để đón khách gần xa. Qua sân là đến Đại tế, tòa Thiêu hương, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Tòa Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ cùng nhiều hình trang trí khác như rồng, sư tử. Cửa võng ở Cung Đệ nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc mãn khai và các hoa quả được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Đặc biệt các pho tượng đức thánh Chử Đồng Tử và phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.
Hiện nay đền Đa Hòa còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có đôi lọ Bách thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), một cổ vật vô giá của dân tộc.
|
|
|
|
|
4. Làng gốm Bát Tràng: |
|
Bát Tràng là một làng gốm lâu đời và nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Làng gốm Bát Tràng nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo các thư tịch cổ, nghề gốm Bát Tràng xuất hiện từ thế kỷ XV dưới thời Trần. Sách Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi: Bát Tràng có tên là Xã Bát, làng Bát từ đời nhà Trần. Như vậy, suốt hơn 500 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Trong lịch sử, những loại gốm quý và độc đáo của nước ta, nổi tiếng cả trong và ngoài nước như gốm men ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm men nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê), gốm men rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đều đã được sản xuất ở Bát Tràng. Từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, một khối lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Nhật Bản, Malaixia, Thái Lan và một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Nhìn chung, đồ gốm Bát Tràng là một trong những mặt hàng được người nước ngoài ưa chuộng. |
|
Sản phẩm của nghề gốm truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền từ đời này sang đời khác. Thực tế cho thấy, những sản phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh tế hay vật phẩm phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày của dân cư, nó còn là những sản phẩm mỹ nghệ, biểu hiện cho sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa của dân tộc. |
|
Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm đó mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng. Những sản phẩm đó đã được thử thách qua thời gian, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển cùng với sự bổ sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu cho những sản phẩm cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau đó. Thực tế, sản phẩm gốm thủ công nhiều khi lại khác hẳn bản mẫu. Người thợ giỏi, đặc biệt là nghệ nhân có thể tự do sáng tạo ngay trong quá trình tạo tác sản phẩm. Nghệ nhân, thợ cả ở đây vừa đóng vai trò là người quản lý, chỉ đạo sản xuất, vừa là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Giá trị của mỗi sản phẩm gốm thủ công được khách hàng nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật. Các sản phẩm đó vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
Ở làng gốm Bát Tràng, trong sản xuất hầu hết đều sử dụng kỹ thuật truyền thống lâu đời với kỹ thuật sản xuất riêng, bao gồm nhiều công đoạn từ khai thác, chế biến nguyên liệu đến hoàn chỉnh sản phẩm để bán ra thị trường cho người tiêu dùng. Người thợ thủ công sản xuất hàng thủ công, trước hết từ mục đích kinh tế cho nên sản phẩm thủ công truyền thống tự thân đã là hàng hóa, nhưng bên cạnh đó, nó còn hội tụ những yếu tố nghệ thuật. Từ làng gốm Bát Tràng cho thấy, tuy đều sử dụng kỹ thuật chung của nghề nhưng từng công đoạn kỹ thuật thì mỗi người, mỗi nhà một khác. Thực tế, làng nghề nào cũng biết cách ứng dụng kỹ thuật chung ấy theo phương pháp riêng của mình. Riêng thủ pháp nghệ thuật thì còn đa dạng hơn nữa, nó tùy theo trình độ sáng tạo và kinh nghiệm của từng nghệ nhân. Điều đó giải thích tại sao làng nghề này không thay thế được làng nghề kia, hay mỗi nghệ nhân có những nét độc đáo riêng cho dù ở làng nghề đó, những nghệ nhân cùng làm một nghề, cùng chế tác một loại sản phẩm. Kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt trong kỹ thuật và thủ pháp nghệ thuật của mỗi gia đình, dòng họ, của mỗi làng nghề thường nằm trong tay những nghệ nhân, những thợ cả được truyền từ đời trước sang đời sau. |
|
|
|
|