Chương trình du lịch Lạng Sơn - Bằng Tường 2 ngày là đưa khách đi chương trình du lịch cuối tuần cũng như chương trình du lịch biển cực kỳ hấp dẫn. Bãi biển đẹp, nước trong, khu du lịch sinh thái đẹp, thư giãn tốt.
Xin hân hạnh giới thiệu chi tiết về du lịch Lạng Sơn - Bằng Tường 2 ngày như sau:
Đặc điểm dịch vụ của Tour Lạng Sơn - Bằng Tường 2 ngày:
1. Địa điểm đón: Xe ô tô và hướng dẫn viên sẽ đến đón đoàn tại địa điểm do khách lựa chọn nên rất chủ động.
2. Số lượng khách : thông thường xe đón khách đi tour du lịch Lạng Sơn - Bằng Tường 2 ngày là xe 16 chỗ hoặc xe 24 chỗ, 45 chỗ phụ thuộc vào số lượng khách đặt.
3. Thời gian đón: Hết sực linh hoạt, phụ thuộc vào thời gian thuận tiện của khách, nhưng nếu khách đi sớm hơn sẽ chủ động được thời gian chơi nhiều hơn.
Giới thiệu Lạng Sơn - Bằng Tường:
1. Lạng Sơn:
Lạng Sơn được du khách gần xa biết đến không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là vùng đất của “mùa nào, thức ấy” với nhiều món ăn đặc sản, đậm đà hương vị quê hương.
|
Thi các mâm cỗ đẹp cúng Thần Nông trong nhiều lễ hội lồng tồng góp phần quảng bá văn hóa ẩm thực Xứ Lạng (Ảnh lễ hội lồng tồng làng Khòn Lèng, TPLS) |
Thực tế cho thấy, dù tham gia loại hình du lịch nào thì du khách cũng có nhu cầu kết hợp thưởng thức các loại đặc sản ẩm thực của quê hương, địa phương đó. Cho nên, văn hóa ẩm thực sẽ là yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong mọi hành trình du lịch. Tất nhiên đây không phải là yếu tố quyết định nhưng lại có ý nghĩa làm cho mỗi hành trình du lịch thêm thú vị, hấp dẫn, nhiều trải nghiệm hơn. Đối với du lịch Lạng Sơn, vai trò của văn hóa ẩm thức rất rõ nét, đã, đang góp phần tăng sự hấp dẫn đối với du khách.
Vốn ẩm thực của Lạng Sơn rất phong phú, nhưng được nhắc đến nhiều nhất như: lợn quay, vịt quay mác mật, thịt khau nhục, khoai môn nhồi thịt, phở chua, bánh cuốn trứng, phở Lộc Bình,… Ăn cùng với các món trên là những loại gia vị nổi tiếng đó là măng chua ngâm ớt, mác mật hoặc chanh rừng. Còn rau đặc sản có: cải ngồng, cải làn, rau bò khai, rau sau sau,.. Vào mùa măng có măng non xào lá mác mật, xào lá chanh; măng chua, nhửng măng. Các loại bánh truyền thống gồm: bánh chưng đen, coóc mò, bánh ngải, coóng phù,… Trong ngày đông giá lạnh, còn có các loại lẩu rau luôn nóng hôi hổi, ngạt ngào hương vị. Về đồ uống, nổi tiếng có rượu Mẫu Sơn được chưng cất bằng phương pháp truyền thống từ bao đời nay của đồng bào dân tộc nơi vùng núi cao Mẫu Sơn. Sẽ rất thú vị nếu sau một chặng đường dài tham quan các di tích, danh thắng, các điểm đến ý nghĩa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa, được nghe giới thiệu về các món ăn, đồ uống đặc sản quê hương, du khách lại có dịp được thưởng thức các món ẩm thực đặc sản đó tại những nhà hàng ở Lạng Sơn. “Trăm nghe không bằng một thấy”, chắc chắn mỗi du khách sẽ có thêm được những cảm nhận mới. Bởi, trong mỗi đồ ăn, thức uống, trái cây đặc sản ấy còn ẩn chứa những nét văn hóa đặc trưng, là tính cách, là phong vị, là thành quả của cả một quá trình lao động sản xuất sáng tạo, rồi nét phong tục, tập quán và những tri thức dân gian quý báu mà vẫn được người dân bảo tồn, gìn giữ và duy trì từ bao đời nay. Rất nhiều du khách ngoài thưởng thức các món ăn đặc sản khi ra về còn mua làm quà cho bạn bè và người thân không có điều kiện đi du lịch. Chị Nguyễn Thị Quỳnh (Đống Đa, Hà Nội) đã đến Lạng Sơn du lịch một vài lần cho biết: Vịt quay, lợn quay của Lạng Sơn thơm ngon, rất đặc trưng với hương vị mác mật. Khi về bao giờ chị cũng mua một hai con vịt quay và các loại rau đặc sản như cải ngồng, cải làn về làm quà… Còn anh Trịnh Văn Đức (Đông Hưng, Thái Bình) đến du lịch mua sắm tại chợ Đông Kinh cho hay, anh đã được thưởng thức món lợn quay lá mác mật ăn lúc nóng và rượu Mẫu Sơn thấy rất ngon… Nhưng nếu được tham quan quy trình chế biến thì càng thú vị hơn.
Nhận thức rõ tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch cũng như những nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các cấp, ngành của tỉnh đã luôn đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Trong đó, việc bảo tồn, phát huy tri thức dân gian hết sức được chú trọng. Tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn rất phong phú, từ những kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, những bài thuốc gia truyền cho đến những phương pháp chế biến các món ăn, đồ uống đặc sản như lợn quay, vịt quay, khau nhục, lạp xường, bánh chưng đen, xôi cẩm, rượu Mẫu Sơn, … Theo đó, ngành du lịch và các nhà hàng, khách sạn đã tích cực giới thiệu các món ăn truyền thống dân tộc, trở thành nét đặc trưng riêng biệt. Nhiều cách chế biến các món đặc sản dân tộc dần được sưu tầm, chế biến đưa vào phục vụ du khách. Cùng với đó là tích cực tìm tòi, đưa thêm các món ăn đặc sản mới vào thực đơn. Đơn cử, tại khu du lịch Mẫu Sơn, ngoài các món ăn truyền thống hiện còn có thêm món cá hồi Mẫu Sơn rất thơm ngon...
Nhằm tăng cường quảng bá về văn hóa ẩm thực, nhân các hội chợ, sự kiện du lịch của tỉnh hoặc tại các tỉnh, thành khác mà Lạng Sơn tham dự thì văn hóa ẩm thực luôn là phần được quan tâm giới thiệu đậm nét. Thông qua đó giúp cho nhiều du khách biết đến và thưởng thức. Đáng chú ý, nhiều lễ hội dân gian hàng năm nhân dân còn tổ chức phần thi bày các mâm cỗ đẹp cúng Thần Nông, thi quay lợn, gói bánh chưng truyền thống... Được biết, đầu tháng 11/2013 tới đây, trong chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ V được tổ chức tại Lạng Sơn cũng sẽ có phần trưng bày triển lãm du lịch - ẩm thực đặc sắc của 6 tỉnh Việt Bắc. Đây là một hoạt động ý nghĩa, là cơ hội quảng bá của ngành du lịch và giúp cho du khách có điều kiện hiểu thêm về vốn tài nguyên du lịch, đặc biệt là văn hóa ẩm thực của các tỉnh Việt Bắc nói chung, Lạng Sơn nói riêng.
|
Thi gói bánh truyền thống vui hội đền Kỳ Cùng (TPLS) hàng năm |
Có thể khẳng định, khám phá, thưởng thức văn hóa ẩm thực là một nhu cầu thực tế của du khách. Do vậy, cần tiếp tục quan tâm thích đáng đến vấn đề trên. Mặc dù việc quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực đã, đang được quan tâm. Song, thiết nghĩ, cần tiếp tục khuyến khích các nhà hàng tìm tòi, sưu tầm, tích cực đưa thêm nhiều món ẩm thực đặc sản quê hương vào thực đơn phục vụ du khách; nghiên cứu, tổ chức các hoạt động như hội thi, triển lãm, trình diễn về chế biến ẩm thực; tham quan các cơ sở sản xuất đặc sản quê hương; nghiên cứu xây dựng những phố chợ, góc chợ ẩm thực Xứ Lạng…
2. Bằng Tường (Trung Quốc):
Nằm ngay sát cửa khẩu Hữu Nghị Quan, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây 160 km và cách Thủ đô Hà Nội của Việt Nam 172 km, với 97 km đường biên giới, 2 loại cửa khẩu, 4 cặp chợ biên giới với Việt Nam, Bằng Tường là đô thị có nhiều cửa khẩu nhất, quy mô lớn nhất, đa dạng nhất của Quảng Tây và nằm trên con đường lớn thuận tiện nhất từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á .
Bằng Tường còn là nơi phong phú về tài nguyên du lịch, có lợi thế với cửa khẩu Hữu Nghị Quan, một trong 9 cửa khẩu lớn, có ưu thế nhất của Trung Quốc, có Bách Ngọc Động, di tích Trường Thành Địa Hạ của trận chiến giữa Trung – Pháp, có Thành Đại Liên và Lăng mộ Văn nhân Đại Thanh Quốc, có pháo đài cho cuộc khởi nghĩa ở Chấn Nam do chính Tôn Trung Sơn chỉ huy và nhiều cảnh quan gắn liền với các nhân vật lịch sử khác, có vườn thực vật nhiệt đới lớn thứ hai thế giới, Khu vui chơi Đông Nam Á và phố bộ hành thương mại Đông Nam Á, tất cả những nơi này đều là những điểm du lịch mới, nổi tiếng của Bằng Tường với các danh hiệu: “thành phố du lịch ưu tú của tỉnh Quảng Tây” năm 2005; “ thành phố du lịch ưu tú của Trung Quốc” năm 2007 và “Khu du lịch cấp 4A của quốc gia” năm 2010 cho Khu cửa khẩu Hữu Nghị Quan.
(Khai trương Trung tâm Thương mại Bằng Tường, 18/10/2010)
Bên cạnh đó, Bằng Tường là đô thị thương mại lớn nhất ở biên giới Việt – Trung, khu mậu dịch lớn nhất trên suốt dải biên giới Việt – Trung, chợ đầu mối nhập khẩu hoa quả có khối lượng lớn nhất của tỉnh Quảng Tây và là khu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2008, tổng sản lượng hoa quả nhập khẩu qua Bằng Tường đạt 35,07 vạn tấn, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng hoa quả nhập khẩu của cả nước.
(Khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Trung – Việt, Bằng Tường, 18/10/2010)
Bằng Tường còn được gọi là điểm đầu tư nóng do có vị trí không những mang tính đặc thù mà còn có tính ưu việt trong Khu kinh tế hợp tác trọng điểm giữa Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, là đầu nối quan trọng của hai nền kinh tế lớn là Đông Nam Á và Trung Quốc, cầu nối “ hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt – Trung, khu vực hỗ trợ trong Khu vực hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Ngày 19 tháng 12 năm 2008, sau khi Khu bảo thuế tổng hợp Bằng Tường, Quảng Tây được Quốc vụ viện Trung Quốc phê duyệt xây dựng và trở thành Khu thuế quan đầu tiên lớn nhất có chính sách được ưu đãi nhất và công năng hoàn thiện nhất của Trung Quốc, Bằng Tường trở thành địa điểm thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Nắm bắt được cơ hội này, chính quyền nhân dân thị Bằng Tường đã lập tức đề ra ý tưởng phát triển “thực hiện mở cửa lớn, hợp tác rộng, thành lập đường thông đạo lớn, biên giới lớn, phát triển mậu dịch lớn, vật liệu lớn, thực hiện vượt giới hạn” nhằm phấn đấu xây dựng Bằng Tường thành một khu vực hợp tác biên giới, mở rộng toàn diện hướng vào các nước ASEAN. Trong đó, một nội dung rất quan trọng, được Bằng Tường đặc biệt quan tâm là hợp tác xây dựng Khu hợp tác kinh tế “xuyên” biên giới Đồng Đăng (Việt Nam) và Bằng Tường (Trung Quốc)./.